SK-Một số bài toán đặc sắc về xây dựng các bài toán thực hành đo các đại lượng vật lý chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi
- Thứ sáu - 15/05/2020 11:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tác giả: Ngô Thanh Dũng- Giáo viên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên
1. Mục đích sự cần thiết:
Học tập là quốc sách hàng đầu, nhưng ‘học phải đi đôi với hành’ như bác Hồ đã dạy. Tuy nhiên với chương trình giáo dục hiện nay sách giáo khoa vẫn nặng nề tính hàn lâm, học chủ yếu chỉ hướng tới các kỳ thi cử mà rất ít chú trọng đến các giờ thực hành. Chính vì vậy những học sinh giỏi nhất, kể cả các học sinh thủ khoa trường chuyên lớp chọn khi gặp các bài thực hành, hoặc gặp những thiết bị vật lý đơn giản xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày thì đều lúng, ngáo ngơ. Sinh viên Việt Nam khi ra trường mặc dù kiếm tấm bằng giỏi, xuất sắc hầu hết đều bị loại sau khi thử việc vì không đáp ứng được các nghiệp vụ thực tế, thực hành. Nguyên nhân là do các em học ở các trường đều quá nặng nề tính sách vở, không có sự liên kết chặt chẽ với thực tế, quá yếu về kỹ năng mền và kỹ năng thực hành. Năm 2017 này cũng là năm đầu tiên sở GDĐT tỉnh Điện Biên tổ chức kỳ thi học sinh giỏi thực hành bộ môn vật lý. Thấy được sự cần thiết của việc thực hành vật lý, thấy được nhược điểm yếu kém về khâu thực hành của đa số học sinh, sinh viên hiện nay nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số bài toán đặc sắc về xây dựng các bài toán thực hành đo các đại lượng vật lý chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi” với mục đích các em được rèn luyện kỹ năng thực hành, vừa rèn luyện tính tư duy sáng tạo hướng đến cuộc sống, thành công trong các kỳ thi học sinh giỏi, hướng tới một nên giáo dục toàn diện: “giỏi cho ra giỏi”, chứ không giỏi một cách méo mó như hiện nay. Đồng thời phục cho các em yêu thích môn vật lý theo đuổi đam mê, trở thành những nhà vật lý thực nghiệm tài ba giúp cho đất nước Việt Nam khẳng định sự phát triển khoa học với thế giới.
........................................
Bạn đọc tham khảo chi tiết hoặc tải về tại đây./.