SK -Kinh nghiệm trong việc dạy học, ôn thi THPT QG môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận phát triển năng lực

Thứ sáu - 15/05/2020 11:40
Tác giả: Thạc sỹ Phạm Thị Hà, Phó hiệu trưởng trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

A. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Tháng  10/2013,  Hội  nghị  lần  thứ  8  Ban  Chấp  hành  Trung  ương  Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29  về “Đổi  mới căn  bản,  toàn  diện  giáo  dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế  thị  trường định hướng  xã  hội  chủ  nghĩa  và  hội nhập  quốc  tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ  Giáo dục  và Đào tạo  đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình  giáo  khoa,  đổi mới  kiểm  tra  đánh  gi á,  đổi  mới  phương  pháp  dạy  học… Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Qu ốc tế của đất nước.
 
Tháng  01/2017,  Bộ  Giáo  dục  và  Đào  tạo  đã  ban  hành  Thông  tư 04/2017/TT-BGDĐT về quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Bộ GD&ĐT  quy định rõ    việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, nội dung kiểm tra tập trung ở chương trình lớp 12;  thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Căn cứ theo sự thay đổi trong cấu trúc đề thi từ năm 2014, trong năm học 2016-2017, Bộ giáo dục và  đào tạo đã giới thiệu bộ đề thi minh họa môn Ngữ văn. Tại đây, đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và Làm văn. Ở  dạng câu hỏi  đọc hiểu  -  sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận  biết,  thông  hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi  đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dụng thấp, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì. Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh.  Phần  đọc hiểu  này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng trên trung bình khá. Ở phần Làm văn, học sinh phải đảm nhiệm viết bài cả hai dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Dù yêu cầu cụ thể hay không thì đề thi cũng đòi hỏi phải phân hóa được đối tượng học sinh. Trong khi đó,  thời gian làm bài thi môn Ngữ văn là 120 phút giảm nhiều so với các năm học trước.Gần  đây  nhất,  Bộ  Giáo  dục  và  Đào  tạo  giới  thiệu  bộ  đề  thi  THPTQG tham khảo trong đó phần NLXH ghi rõ cấu trúc đề dành cho phần này giới hạn trong khoảng 200 từ, như thế học trò cần phải cô đúc, lượng hóa kiến thức thật cơ bản.Vậy, làm thế  nào để  có thể  phát huy được mọi đối tượng học sinh trong quá trình dạy - học, nhất là các em học yếu môn Ngữ Văn 12 để giúp các em đạt được kết quả khả quan trong học tập và trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối năm?
Xuất phát từ  thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi  tốt nghiệp,  đại học; Đồng thời góp phần tháo gỡ  những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề  tài sáng kiến: Kinh nghiệm trong việc  dạy  học,  ôn  thi  THPT  QG  môn  Ngữ  văn  theo  hướng  tiếp  cận  phát  triển năng lực. Một số các khái niệm nền tảng, là cơ sở khoa học nghiên cứu đề tài: 
-  “Năng lực là những khả năng cá nhân được hình thành trên nền tảng hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ của cá nhân và khả năng tích hợp khai thác và vận  dụng nền tảng này  để  giải quyết hoặc  triển  khai  thực hiện  thành  công và hiệu quả những nhiệm vụ hoặc những vấn đề đặt ra cho mỗi cá nhân”(Phụ lục 1)
-  Sơ đồ tư duy: Cha đẻ của phương pháp Mind map (Sơ đồ tư duy giản đồ ý) là giáo sư Tony Buzan, người Anh. Ông là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia. Theo triết lý của Tony Buzan thì sơ đồ tư duy được hiểu là một cách mở ra sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ. Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ, tìm ra quy luật khi xây dựng sơ đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống. Sơ đồ tư duy giúp luyện tập trí não. Ở Việt Nam, hiện đã có hai quyển sách dịch từ công trình của ông được xuất bản là "Sơ đồ tư duy" và "Sử dụng trí não của bạn". Qua cuốn sách, hoạt động của bộ não được nghiên cứu, ghi chép chi tiết giúp chúng ta hiểu được cỗ máy sinh học của chính chúng ta, để chăm sóc nó và để bạn giải phóng cho những khả năng phi thường mà chúng ta có. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của bộ não và nên sử dụng nó như thế nào để  có hiệu quả tối ưu, hay có thể ghi nhớ lâu hơn, đọc nhanh hơn, hiệu  quả  hơn.  Không  những  vậy,  chúng  ta  còn  hiểu  được  sơ  đồ  tư  duy,  thấy được sự tương thích giữa sơ đồ tư duy với cấu tạo, chức năng và hoạt động của bộ não. Từ đó thấy được vai trò quan trọng của nó trong học tập và trong đời sống. Sơ đồ tư duy không chỉ có tác dụng với mỗi cá nhân mà nó còn phát huy được sức mạnh của tập thể….Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về sơ đồ tư duy được phát minh bởi Tony Buzan, tôi nhận thấy rằng sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh. Đặc biệt, sơ đồ tư duy rất phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chép của học sinh. Có thể nói, đây cũng là công cụ vô cùng hữu ích không những giúp học sinh mà cả giáo viên trong việc thu thập, phân loại thông tin.  Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hóa được nguồn lực  của  cá nhân  và  tập  thể.  Mỗi thành viên đều  rèn  luyện  được  khả năng  tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nộ i dung bài học. Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Khi mọi người tập trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được kết quả. Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành viên định hướng tư duy một cách logic. Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích thích tính sáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi thành viên.Kiến thức môn Ngữ  văn THPT, đặc biệt tập trung vào chương trình lớp 12.
...................
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết hoặc tải về tại đây./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay3,014
  • Tháng hiện tại225,981
  • Tổng lượt truy cập4,464,557
FANPAGE NGÀNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây