1. Các hoạt động truyền thông về An toàn, vệ sinh lao động- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật và kiến thức về ATVSLĐ; giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của NSDLĐ, NLĐ trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh COVID - 19. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về ATVSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang Web của đơn vị; chú trọng nêu gương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác ATVSLĐ. Xây dựng các thông điệp, tài liệu, tờ gấp, tranh, video truyền thông mang tính trực quan, đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu về các nguy cơ rủi ro mất ATVSLĐ cũng như các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có tại nơi làm việc; hướng dẫn về kỹ năng làm việc an toàn cụ thể cho người lao động (NLĐ) để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, đánh giá nguy cơ rủi ro và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ. Tăng cường việc phổ biến kinh nghiệm, tập huấn phương pháp và kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn, người lao động.
2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác An toàn, vệ sinh lao động- Công đoàn các cấp
phối hợp với cơ quan chức năng đẩy mạnh các phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả phong trào quần làm công tác ATVSLĐ như: phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, phong trào lao động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ… tổ chức ngày chủ nhật xanh “Vì an toàn vệ sinh lao động – vì sức khỏe người lao động” qua đó thúc đẩy sự tham gia của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ.
- Thành lập, kiện toàn, xây dựng quy chế hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên. Đẩy mạnh việc phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các cơ sở sản xuất.
3. Tăng cường công tác giám sát, phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác An toàn, vệ sinh lao động- Công đoàn các cấp chủ động phối hợp với cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ tại các đơn vị; chú trọng thanh tra, kiểm tra việc xây dựng các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; việc đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
4. Tổ chức các hoạt động, chuyên đề về An toàn, vệ sinh lao động hướng vào chủ đề, nội dung của Tháng hành động- Các cấp công đoàn chủ động tổ chức hoặc phối hợp tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền, người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ phù hợp với thực tế.
- Tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động bị ốm đau, người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19.
- Tổ chức vận động và động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, NLĐ có sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm ATVSLĐ để đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.
- Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; các đơn vị làm tốt công tác ATVSLĐ, quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ an toàn vệ sinh viên tại cơ sở. Phát hiện, biểu dương, khen thưởng những tấm gương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất, có các mô hình hay, cách làm tốt, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch COVID – 19 để khen thưởng theo thẩm quyền./.