PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN

https://pgddienbiendong.edu.vn


SK-Phân loại và phương pháp giải bài tập phần dao động và sóng điện từ

Tác giả: Nguyễn Thị Hà - Giáo viên trường THPT Phan Đình Giót, thành phố Điện BIên Phủ, tỉnh Điện Biên

A. Mục đích,sự cần thiết của việc nghiên cứu sáng kiến

Mỗi môn học trong chương trình trung học phổ thông đều có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy, nhân cách của học sinh. Chính vì vậy mà trong quá trình giảng dạy mỗi người thầy, người cô luôn phải đặt ra cái đích cho việc giảng dạy của mình đó là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắncho mỗi học sinh. Để mỗi học sinh có khả năng tự  tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại.

Môn Vật lí là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra trong thực tế hàng ngày, nó có tính ứng dụng thực tiễn cao và cần vận dụng những kiến thức toán học phù hợp để giải quyết và lĩnh hội nó. Vì vậy mà học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về những vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

Trong đó bài tập vật lí có một vai trò rất quan trọng trong việc học sinh tìm tòi và chiếm lĩnh một nội dung kiến thức, nó có ý nghĩa trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học vật lí ở nhà trường trung học phổ thông. Thông qua việc giải tốt các bài tập vật lí các em học sinh sẽ có được những kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp … do đó sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển tư duy của học sinh. Đặc biệt bài tập vật lí giúp học sinh củng cố kiến thức có hệ thống cũng như vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những tình huống cụ thể, làm cho bộ môn trở nên lôi cuốn, hấp dẫn các em hơn.

Hiện nay, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả và thi tuyển. Cụ thể là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng phương tiện trắc nghiệm khách quan. Đây phương pháp chủ đạo trong kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học trong nhà trường trung học phổ thông. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến thức kiểm tra tương đối rộng, đòi hỏi học sinh phải học kĩ, nắm vững toàn bộ kiến thức của chương trình, tránh học tủ, học lệch. Để đạt được kết quả tốt trong việc kiểm tra, thi tuyển học sinh không những phải nắm vững kiến thức mà còn đòi hỏi phải có phản ứng nhanh đối với các dạng toán, đặc biệt các dạng toán mang tính chất khảo sát mà các em thường gặp.

Các bài toán phần dao động và sóng điện từ rất đa dạng và phong phú. Nó bao gồm các bài toán về mạch dao động điện từ như các đại lượng đặc trưng  của mạch dao động, năng lượng của mạch dao động và phần bài tập về sóng điện từ trong việc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi mới chỉ hướng dẫn giải các hệ thống bài tập về mạch dao động và sóng điện từ. Để giúp các em học sinh nhận dạng được các câu trắc nghiệm định lượng từ đó có thể giải nhanh và chính xác từng câu. Trong đề tài tôi đã tập hợp và phân loại các bài tập điển hình trong sách giáo khoa, trong sách bài tập, trong các đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đề thi trung học phổ thông quốc gia trong một vài năm gần đây trong và phân chúng thành những dạng cơ bản từ đó đưa ra phương pháp giải cho từng dạng bài cụ thể.

Với mong muốn tìm được phương pháp giải các bài toán trắc nghiệm một cách nhanh chóng, đồng thời có khả năng trực quan hoá tư duy của học sinh và lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia vào quá trình giải bài tập cũng như giúp một số học sinh không yêu thích hoặc không giỏi môn vật lí cảm thấy đơn giản hơn trong việc giải các bài tập trắc nghiệm vật lí. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: " Phân loại và phương pháp giải bài tập  phần dao động và sóng điện từ - Vật lí 12".
..............................
Bạn đọc tham khảo chi tiết hoặc tải về tại đây./.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây