SK - Kĩ năng viết đoạn giải thích cho học sinh giỏi văn.

Thứ sáu - 15/05/2020 11:41
Tác giả: Thạc sỹ Trần Chinh Dương, giáo viên Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên
A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
         
Nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng Einstein từng nói: “Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi”, đó không chỉ là câu chuyện của khoa học tự nhiên mà còn là câu chuyện của khoa học nhân văn. Ở mặt kia của vấn đề, chính ông cũng từng nói: “Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ.

Mọi khoa học đều tồn tại quy trình hai mặt đó: Đặt câu hỏi - Trả lời câu hỏi. Nếu chúng ta coi vấn đề nghị luận là một câu hỏi lớn thì mỗi bài văn nghị luận của học sinh giỏi văn được coi là một câu trả lời. Để có được một câu trả lời “đủ rõ” (theo cách nói của Einstein), sự rèn luyện của học sinh dưới tác động của giáo viên rất quan trọng, trong đó có rèn các kĩ năng.

Đề tài “Rèn kĩ năng giải thích trong bài văn nghị luận cho học sinh giỏi văn” dù chỉ đặt ra vấn đề rèn luyện một kĩ năng trong hệ thống các kĩ năng được sử dụng trong bài văn nghị luận, nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệt bởi mấy lí do sau đây:

Thứ nhất, đây là đề tài có tính thực hành cao, là một nội dung đã được các thầy cô ôn luyện đội tuyển chú trọng đầu tư vì tầm quan trọng có tính quyết định của nó. Do đó, đây chính là cơ hội để người viết chia sẻ tâm huyết của mình với đồng nghiệp, là cơ hội để nâng những công việc có tính chất “bếp núc” hằng ngày lên tầm của lý thuyết làm văn.

Thứ hai, đề tài có yêu cầu cao về tính thực hành nên sẽ tránh được tính hàn lâm về lý thuyết. Nếu lý thuyết được đưa ra thì phải là lý thuyết phục vụ cho thực hành, là lý thuyết được khái quát và nâng lên từ chính quá trình dạy học, từ thực tế rèn luyện học sinh giỏi mà người viết đã trải qua.

Thứ ba, đề tài yêu cầu nghiên cứu về kĩ năng giải thích, như vậy cần phải hiểu như thế nào về kĩ năng này? Về vai trò của kĩ năng này trong một bài văn nghị luận của học sinh giỏi? Hiểu thế nào để tư duy không bị đóng khung, không bị rơi vào sự “ngăn nắp” (Einstein) để học sinh phát huy được trí tưởng tượng và sự sáng tạo? Đó là yêu cầu mà đề tài cần giải quyết.
.......................
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết hoặc tải về tại đây./.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay6,173
  • Tháng hiện tại57,538
  • Tổng lượt truy cập3,199,043
FANPAGE NGÀNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây