SK - Phương pháp "bàn tay nặn bột" trong giảng dạy đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia"

Thứ sáu - 15/05/2020 10:52
Tác giả: Phạm Thị Thương Huyền, giáo viên Ngữ văn trường THPT Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Sự phát triển nhảy vọt của khoa học - công nghệ, kéo theo là sự phát triển theo cấp số nhân của tri thức nhân loại đòi hỏi người lao động có trình độ, năng lực, có khả năng thích ứng cao. Đáp ứng nhu cầu của sự phát triển ấy của đất nước là nhiệm vụ của giáo dục nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực năng động, chủ động, sáng tạo. 

2. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay  nghề...". Đổi mới cách học đồng nghĩa người dạy phải đổi mới phương pháp dạy.

3. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của người dạy nhằm thay đổi cách dạy từ truyền đạt thụ động sang phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Việc này đòi hỏi người dạy phải nỗ lực đổi mới phương pháp để thoát khỏi cách dạy truyền thống. Người học phải được đặt vào các tình huống có vấn đề, được quan sát, giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của bản thân, động não tư duy các phương án giải quyết khác nhau trong một thời gian nhất định. Từ đó, không những nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn nắm được cách thức và con đường đi tới tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó. Hiện nay rất nhiều phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng trong các trường học như phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp gợi mở - vấn đáp, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học luyện tập và thực hành, phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, phương pháp dạy học trò chơi...

4. Phương pháp Bàn tay nặn bột là một trong số những phương pháp dạy học tích cực có nhiều tính ưu việt đáp ứng yêu cầu "lấy người học làm trung tâm" của quá trình dạy học. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp Bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh trong quá trình người học tự tìm tri thức.

5. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là trích đoạn, có thể nói, thâu tóm gần như toàn bộ giá trị nội dung, nghệ thuật của tiểu thuyết Số đỏ. Tuy  nhiên, để dạy được vừa có sức hút lại vừa phải thể hiện được những đặc sắc trong nghệ thuật trào húng của Vũ Trọng Phụng sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật dạy học tích cực là điều không phải dễ.
         
Từ những lý do trên, với mong muốn tạo dựng một tiết dạy khơi gợi được hứng thú với bộ môn mà hiện nay các em đang dần mất niềm yêu thích cũng như phát huy được tính tích cực của người học từ việc sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật dạy học tích cực, tôi thực hiện đề tài Phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
.........................
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết hoặc tải về tại đây./.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay788
  • Tháng hiện tại216,132
  • Tổng lượt truy cập2,872,324
FANPAGE NGÀNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây